Việc nghiên cứu các vụ tai nạn giao thông giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp ngăn ngừa
Các hành vi sai trái hoặc những lỗi mà tài xế thường là tác nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông
Những hệ thống an toàn giao thông chủ động có thể giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn lên tới 25%
Đối với những nhà toán học, vật lý học, các chuyên gia cơ khí và chuyên gia về ô tô trong Đội ngũ Nghiên cứu Tai nạn giao thông tại Bosch, một vụ tai nạn giao thông không đơn thuần là sự va chạm giữa hai vật thể; mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố bất ngờ và chết người khác. Trên toàn thế giới, những lỗi hay những hành vi của tài xế là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, ngoài ra, còn có thể kể đến những tình huống khác như: thời tiết xấu, hạn chế ánh sáng trên đường hoặc các đoạn đường hư hỏng, thiếu biển báo, đường dành cho động vật hoặc người đi bộ và lỗi phương tiện do thiết kế hoặc bảo trì không đúng cách,…
Với vị thế là nhà cung cấp linh kiện ô tô hàng đầu thế giới, Bosch tin rằng việc cải thiện an toàn giao thông bằng cách tận dụng các dữ liệu sự cố va chạm để phát triển và thực thiện các biện pháp an toàn tính mạng dựa trên thông tin chính xác thay vì trực giác Bằng việc vận dụng tất cả các dữ liệu sẵn có, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến các vụ va chạm để có thể hạn chế chúng trong tương lai.
Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) ước tính rằng trên thế giới có khoảng 1.3 triệu người chết và thương tích mỗi năm do tai nạn giao thông. Các nghiên cứu khác của Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng cho thấy khoảng 60% trong số các vụ tai nạn giao thông này xảy ra tại Châu Á.
Bosch Hợp tác nghiên cứu Tai nạn giao thông tại Châu Á
Châu Á hiện đang có nhiều chính sách và mục tiêu được đề ra để thay đổi và cải thiện tình hình an toàn giao thông. Nhằm đưa các chính sách này vào giải quyết vấn đề giao thông hiện tại và tương lai, chúng ta cần hiểu rõ về các vụ tai nạn giao thông. “Sự hợp tác đa phương giữa chính quyền, các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô và các giáo sư tiến sĩ sẽ đảm bảo cho việc thu thập dữ liệu chuyên sâu, phạm vi bao phủ rộng, giảm thiểu chi phí và phân tích khách quan, đồng thời đưa ra được những phương hướng và giải pháp trong tương lai” – Martin Hayes, giám đốc Bosch khu vực Đông Nam Á, cho biết.
Bosch khuyến nghị cách tiếp cận toàn diện từ đầu đến cuối để xem xét số liệu thống kê về các sự cố, trong đó thông tin được thu thập từ các cuộc điều tra tại hiện trường vụ tai nạn sẽ được phân tích để xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn. Những vấn đề mấu chốt, mức độ nghiêm trọng, và số liệu từ các vụ tai nạn sau đó sẽ được tóm lược lại, kèm theo những lợi ích từ các biện pháp khắc phục. Thomas Lich, một chuyên gia cấp cao trong đội ngũ Nghiên cứu Tai nạn ở Bosch, giải thích rằng “phương pháp này sẽ mang đến cái nhìn toàn diện, từ đó giúp chúng ta phát triển các phương tiện giao thông an toàn hơn và hỗ trợ các đơn vị chức năng xây dựng các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, thực thi và ứng phó khẩn cấp.”
Một ví dụ điển hình chính là Hệ thống Lấy mẫu phân tích Tai nạn giao thông (RASSI) tại Ấn Độ, một dự án hợp tác nghiên cứu tai nạn giao thông giữa 13 đơn vị sản xuất xe, các cơ quan nghiên cứu, đơn vị cung cấp linh kiện ô tô, bao gồm Bosch. Kể từ năm 2009, RASSI đã thu thập thông tin từ hơn 4,000 vụ tai nạn. Hệ thống này đã góp phần mang đến giải pháp cải thiện đường cao tốc Mumbai – Pune, tăng cường nhận thức về an toàn giao thông cho tài xế và lắp đặt các hệ thống hiện đại giúp nâng cao an toàn giao thông.
Tăng cường hiểu biết về động cơ xe hai bánh giúp thúc đẩy các biện pháp an toàn giao thông
Đông Nam Á là nơi có mật độ người lái xe mô tô 2 bánh nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo như báo cáo trên của WHO, tỉ lệ về nguy cơ va chạm và tử vong đối với họ và người đi bộ lại thuộc hàng cao nhất: một nửa số người chết trong các tất cả các vụ tai nạn giao thông.
Các dữ liệu thu thập được và phân tích bởi Đội nghiên cứu tại nạn ở Bosch từ năm 2005 đã chỉ ra rằng phần lớn người lái xe mô tô 2 bánh không biết phản ứng đúng cách trong các trường hợp khẩn cấp. Đây là vấn đề chung của cả 3 nước: Đức (33%), Ấn Độ (35%) và Thái Lan (43%). Trong 3 nước này, phản ứng thường thấy là té ngã do không kịp phanh, hoặc không đủ lực phanh. Các nghiên cứu khác cũng kết luận rằng khoảng 1 trong 4 vụ tai nạn có liên quan người lái xe mô tô 2 bánh có thể được khắc phục nếu những chiếc xe này được trang bị Hệ thống chống bó phanh ABS, hỗ trợ người lái trong những tình huống nguy cấp bằng cách giảm nguy cơ té ngã.
Tại Ấn Độ, kết quả của RASSI được dùng để xác định các biện pháp an toàn, bao gồm việc sử dụng hệ thống an toàn chủ động bằng cách kết hợp hệ thống thắng xe (CBS) với hệ thống chống bó phanh (ABS).
Việc nghiên cứu về tai nạn giao thông còn góp phần phát triển các công nghệ an toàn tiên tiến. Một trong những ví dụ tiêu biểu chính là phương thức gọi điện khẩn cấp (hoặc eCall) cho người sử dụng xe mô tô 2 bánh. Công nghệ này đã được áp dụng cho tất cả các dòng xe ô tô chở khách ở Châu Âu từ tháng Tư năm 2018, và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm đối với các dòng xe hai bánh bởi iHeERO (Chương trình thử nghiệm cơ sở hệ thống eCall Châu Âu). Để có thể tích hợp công nghệ này đối với các loại xe mô tô hai bánh, chúng ta cần phải nhận diện hai điểm khác biệt lớn nhất giữa xe ô tô và mô tô hai bánh: loại tai nạn và mức độ nghiêm trọng. Những yếu tố này sẽ giúp định hình nền tảng cho các hệ thống an toàn mới.
Cam kết đa phương
Sự hợp tác đa phương giữa các bên nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ là chìa khóa để nâng cao an toàn giao thông. Hiện tại, nhiều tổ chức tại khắp khu vực Đông Nam Á đang hợp tác với Đội nghiên cứu tai nạn của Bosch để phân tích các tình hình an toàn giao thông tại địa phương. Các dự án nghiên cứu tai nạn giao thông đang được triển khai tại Malaysia và Việt Nam, đồng thời, Thái Lan đang triển khai thiết lập điều tra nguyên nhân gây tai nạn tại chỗ.
Việc điều tra nguyên nhân tai nạn ngay tại hiện trường như ở Thái Lan sẽ tập trung vào các sự cố với thiệt hại cá nhân. Mục đích nhằm huấn luyện các nhà nghiên cứu biết cách thu thập thông tin hiện trường tương tự với các dự án khác. Các nhà nghiên cứu sẽ nắm được quy trình khảo sát các tình huống trước khi va chạm, tình trạng mặt đường, hệ thống giao thông và phân tích tình huống sau sự cố để tìm ra nguyên nhân chính, chẳng hạn như phản ứng tài xế và phương tiện giao thông. Họ cũng sẽ được hướng dẫn cách đánh giá sự hiệu quả của phản ứng trong tình huống khẩn cấp. Đây sẽ là cơ sở cho các dự án nghiên cứu tương lai để phát triển các biện pháp khắc phục và cải thiện tình hình an toàn giao thông tại Thái Lan, sử dụng dữ liệu từ các quốc gia lân cận.
Mặc dù nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông giữa các nước thường tương tự nhau, các nghiên cứu cũng chỉ ra những trường hợp đặc biệt mà chúng ta phải tiếp cận bằng cách khác. “Cách tiếp cận toàn diện dựa trên nghiên cứu về tai nạn giao thông giúp tất cả các bên liên quan nhận diện được những “điểm nóng” trong cơ sở hạ tầng cần phải sửa chữa, cũng như công nghệ để giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp.” – ông Lich cho biết thêm.
Bosch tin rằng bước đầu tiên trong việc nâng cao an toàn giao thông chính là nghiên cứu về tai nạn trên toàn quốc và sự tham gia từ nhiều phía. Những kết quả nghiên cứu này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc và là cơ sở khoa học để phát triển các chính sách an toàn giao thông hiệu quả hơn và giảm thiểu số lượng tai nạn hàng năm.